Lời khuyên ăn uống dành cho bệnh nhân nằm viện

Bệnh nhân nằm viện nên ăn đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất. Nên chọn các thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa ăn trong ngày, Uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.Khi bị va chạm mạnh, khối cơ lưỡi ở người tụt xuống, gây nghẹt đường thở, cản trở hô hấp, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.Fucoidan hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự diệt của tế bào ung thư, góp phần ức chế khối u, tăng miễn dịch cơ thể khi hóa, xạ trị.

Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Hồ Thống Nhất cho biết, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong quá trình điều trị và hồi phục bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý qua ăn uống cho bệnh nhân đang điều trị nội trú sẽ giảm chi phí điều trị, rút ngắn ngày nằm viện và giảm tỷ lệ tái nhập viện.

Ảnh minh họa:Health.

Theo thống kê có đến 30-50% người bệnh nằm viện bị suy dinh dưỡng, 31% bệnh viện tuyến tỉnh chưa có khoa dinh dưỡng hoặc một số bệnh viện chuyên khoa hàng đầu nhưng việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho bệnh nhân cũng còn hạn chế do thiếu hụt đội ngũ chuyên môn và trang thiết bị. 2/3 số bệnh nhân đang nằm viện không nhận được sự quan tâm đúng mức về chế độ dinh dưỡng từ phía bệnh viện do những điều kiện khách quan, ngay chính bản thân người bệnh cũng ít chú ý đến vấn đề này, mà chỉ nghĩ đến thuốc, bác sĩ, các thủ thuật, phẩu thuật…

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc điều trị và hồi phục bệnh. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý qua ăn uống cho bệnh nhân đang điều trị nội trú sẽ giảm chi phí điều trị, rút ngắn ngày nằm viện và giảm tỷ lệ tái nhập viện. Nuôi ăn bằng tĩnh mạch và qua ống thông dạ dày sớm ở những bệnh nhân có chỉ định giúp làm giảm nguy cơ tử vong, giảm tỷ lệ sốc nhiễm trùng và rút ngắn thời gian sử dụng kháng sinh.

Thực tế hiện nay, các bệnh viện rất chú trọng về dinh dưỡng, người bệnh cũng có nhiều thông tin về giá trị của dinh dưỡng hơn. Tuy nhiên do việc chăm sóc người bệnh gặp nhiều trở ngại khách quan như điều kiện kinh tế khó khăn, nhà xa bệnh viện không thể tự chế biến thức ăn theo nhu cầu, mua ở hàng quán không hợp khẩu vị, khó đảm bảo chất luợng theo nhu cầu cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm…nên tình trạng thiếu dinh dưỡng ở bệnh nhân nằm viện còn phổ biến.

Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người bệnh nằm viện không chỉ là việc truyền thêm chai thuốc bổ, hay một loại “thần dược” nào đó mà chủ yếu là chế độ ăn uống phù hợp với tính chất bệnh lý, việc dùng thêm thuốc bổ dù đường uống hay tiêm truyền đều thuân thủ chỉ định thầy thuốc. Tốt nhất, bệnh nhân nên trình bày với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của mình và hỏi cụ thể thêm về chế độ ăn uống theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng của bệnh viện nếu có.

Tùy theo điều kiện thực tế của từng bệnh nhân mà lựa chọn các loại thức ăn phù hợp song cần đảm bảo đủ năng lượng, đủ 4 nhóm thực phẩm gồm bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất. Nên chọn các thức ăn mềm lỏng, dễ tiêu hóa, chia nhiều bữa ăn trong ngày, nên mua ở căng tin bệnh viện hoặc hàng quán sạch sẽ, hợp vệ sinh, thay đổi món thường xuyên cho đỡ ngán.

Với những bệnh chỉ ăn được ít, có thể bổ sung thêm các thực phẩm bổ dưỡng, giàu năng lượng dễ sử dụng, dễ hấp thu, dễ tiêu hóa, giúp cung cấp cho cơ thể đủ dưỡng chất, lại đảm bảo vệ sinh,, nâng cao sức đề kháng, mau lành bệnh.

Lưu ý: Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng, sự chia sẻ, động viên tinh thần của người nhà và mọi người với người bệnh cũng là nguồn động lực rất lớn góp phần thành công trong điều trị.

Thi Ngoan