Bà bầu nên tăng bao nhiêu cân

Thai phụ có cân nặng bình thường nên tăng từ 10 đến 12 kg, phân bố đều trong suốt thai kỳ. Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội học toán tốt, không thích học tiếng Việt, luôn nhấp nhổm trong lớp, khó khăn khi dùng từ.Đề kháng da là chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ trẻ trước vi khuẩn gây bệnh; tránh nhiễm trùng tiêu hóa, bệnh lý về da…Uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, sức khỏe và trọng lượng trẻ sơ sinh liên quan nhiều đến việc mẹ tăng cân như thế nào trong thai kỳ. Ước tính thai nhi đang phát triển sản sinh ra 100.000 tế bào não trong một phút. Đặc biệt, từ tuần thứ 28 của thai kỳ trở đi, một thai nhi tăng khoảng 700 g trọng lượng mỗi tháng, vì thế trẻ cần rất nhiều năng lượng. Đó là lý do bà mẹ mang thai cần rất nhiều năng lượng kể cả ở những phụ nữ thừa cân.

Thai phụ nên tăng từ 10 đến 12 kg đều đặn trong suốt thai kỳ. Ảnh: Marrybaby.

Người mẹ không tăng đủ cân trong thai kỳ có nhiều nguy cơ sinh con nhẹ cân. Những trẻ này có nhiều nguy cơ sức khỏe và khó khăn trong quá trình phát triển. Do vậy để có một đứa con khỏe mạnh thì trong thai kỳ mẹ cần tăng cân đầy đủ, tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe hiện có của mỗi người mà có mức tăng cân khác nhau.

Người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai nên tăng 10-12 kg, đều đặn trong suốt thai kỳ qua các giai đoạn như sau:

Các giai đoạn thai kỳ Cân nặng thai phụ cần tăng (kg)
Ba tháng đầu 1-2
Ba tháng giữa 4-5
Ba tháng cuối 5-6

Lưu ý: Phụ nữ béo phì trước mang thai chỉ nên tăng khoảng 6-8 kg trong suốt thai kỳ. Mẹ suy dinh dưỡng trước đó, cần tăng khoảng 15 kg, tối đa 18 kg. Trường hợp song thai cần tăng 16-20 kg.

Nhiều bà mẹ ít tăng cân hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu vì bị nghén nhưng phần lớn vẫn tăng được 0,9-1,8 kg. Trong 3 tháng giữa và cuối thai kỳ nên tăng trung bình 0,3-0,5 kg mỗi tuần.

Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lượng estrogen bắt đầu tăng, hormone này tác động như một chất kích thích sự thèm ăn. Từ đó làm cho nhiều bà mẹ có cảm giác thèm một số loại thức ăn “lạ” như đất, vữa tường, quả chua, đồ ngọt… Các loại thức ăn này sẽ không tốt nếu chúng thay thế các thực phẩm giàu dinh dưỡng hoặc góp phần làm tăng cân quá mức nên cần hạn chế.

Ở giai đoạn cuối thai kỳ, sự tăng cân cần phân bố cho mẹ, thai nhi và các phần phụ của thai như sau:

Phân bố tăng cân Cân nặng (g)
Trẻ 3.000
Nhau thai 500-900
Dịch ối 900
Sự phì đại tuyến vú 500
Tử cung 900
Thể tích máu được gia tăng 1.400
Mỡ cơ thể 2.300
Mô và dịch cơ thể tăng 1.800-3.200

Thi Trân