Đặc tính của tổ yến sào và cách bảo quản đúng nhất

Tổ yến sào chứa đến 18 axit amin và 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe. Ngoài việc chọn mua tổ chất lượng, bảo quản như thế nào để giữ được các dưỡng chất cũng là mối quan tâm của nhiều người. Tùy theo loại tổ yến sào sẽ có các phương pháp bảo quản khác nhau để giữ được tổ yến sào trong thời gian lâu nhất và không bị mất đi chất dinh dưỡng.

1. Đôi điều cần biết về tổ yến sào

1.1 Chất lượng của tổ yến sào Việt Nam đã được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá tốt nhất thế giới

Nhờ vào nguồn gốc địa hóa, thành phần hóa học và khoáng vật khác nhau tại những vách đá cheo leo hiểm trở và hang động dưới chân sóng vỗ quanh năm.

Đây là nền tảng làm phong phú các nguyên tố đa, vi lượng trong tổ yến sào tạo nên giá trị bổ dưỡng đặc biệt cao và mùi vị đặc trưng của tổ yến sào. Đặc biệt, các vùng biển đảo tại Việt Nam có được tổ yến sào huyết, tổ yến sào hồng với hàm lượng dinh dưỡng rất cao.

Tổ yến sào huyết là loại tổ yến sào có màu đỏ tươi có giá cao nhất trong các loại tổ yến sào vì rất hiếm và có nhu cầu tiêu thụ cao. cũng chỉ có thể thu hoạch 1 – 2 lần trong năm với tỉ lệ rất nhỏ.

Số lượng yến huyết và chiếm chưa đầy 10% tổng sản lượng tổ yến sào trên thị trường thế giới. Tổ yến sào hồng có màu cam nhưng màu sắc có thể thay đổi từ màu vỏ quýt đến màu vàng lòng đỏ trứng gà. Màu càng đậm thì giá càng cao.

Tổ yến sào trắng là loại ng dụng nhất trên thị trường,bao gồm các loại: Yến quan (là loại tổ yến sào tốt nhất, tổ to, trắng, mỗi tổ nặng từ 10 – 12g, là yến loại 1), yến thiên (tổ yến sào nhỏ hơn, màu xanh nhạt hay vàng nhạt, nặng khoảng từ 8 – 10g, là yến loại 2), yến bài (tổ yến sào nhỏ hơn từ 6 – 7g), yến địa (Nằm dưới cùng của vách hang, tổ yến sào màu xám, tím hoặc đen nhạt).

Tổ yến sào nguyên chất
1.2 Tổ yến sào chứa carbohydrat, acid amin và muối khoáng, trong đó glycoprotein chiếm đến 50%

Trong số các carbohydrat thì acid sialic là thành phần chính chiếm 9% có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, ngoài ra còn galactosamine 7,2% và glucosamin 5,3 % giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp, galactose 16,9% và fucose 0,7%.

Tổ yến sào còn chứa các acid amin bao gồm acid aspartic, acid glutamic, proline, threonin và valine. Các muối khoáng chính trong tổ yến sào bao gồm natri, canxi, magiê, kẽm, mangan, sắt.

2. Đặc tính của tổ yến sào

2.1 Ăn tổ yến sào có nóng không?

Thông thường, để nhận biết một loại thực phẩm có tính nóng, chúng ta sẽ dựa vào màu sắc, hương vị cũng như hoàn cảnh sinh trưởng của chúng. Theo đó, ở thực phẩm có tính nóng thường xuất hiện các đặc điểm sau:

  • Màu đỏ, cam.
  • Chứa ít nước.
  • Sinh trưởng trong đất.
  • Có vị ngọt hoặc vị cay.
  • Tỷ lệ Kali/Natri lớn hơn 5.

Chúng ta có thể thấy ng thường có màu trắng, không chứa nước, không sinh trưởng trong đất đồng thời qua nghiên cứu, phân tích thì tỷ lệ Kali/Natri ở tổ yến sào gần bằng 5. Do đó, có thể thấy tổ yến sào không có tính nóng.

2.2 Vậy, tổ yến sào có mát không?

Trái ngược với những thực phẩm có tính nóng, ở thực phẩm có tính mát thường xuất hiện những đặc điểm sau:

  • Màu đen, xanh lục, xanh lam.
  • Chứa nhiều nước.
  • Sinh trưởng trong nước.
  • Có vị đắng, chát, chua.
  • Có tỷ lệ Kali/Natri bé hơn 5.

Từ những đặc điểm nhận biết trên và kết hợp với tính chất của tổ yến sào, chúng ta cũng có thể đưa ra kết luận là tổ yến sào không có tính mát.

Tổ yến sào sau khi sấy khô cần được bảo quản kín
2.3 Vậy, tổ yến sào có những đặc tính gì?

Trong Đông Y tức y học cổ truyền, các loại thực phẩm, dược phẩm nói chung có thể chia ra thành “tứ tính” (4 tính chủ đạo). Cụ thể là hàn (lạnh), lương (mát), ôn (ấm) và nhiệt (nóng).

Ngoài ra, ở giữa 4 tính này còn có một tính nữa ít thấy hơn đó là tính bình (không nóng cũng không lạnh). Bên cạnh đó, theo các tài liệu y học cổ thì tổ yến sào hay còn được gọi là tâm dịch, huyền tương, có vị ngọt, tính bình, vào phế vị thận.

Do đó, có thể thấy tổ yến sào không có tính nóng hay mát và có thể sử dụng cho hầu hết những người có cơ địa bình thường. Bên cạnh đó, đặc tính Đông Y của tổ yến sào cho thấy loại thực phẩm này có tác dụng dưỡng âm nhuận táo, bổ trung ích khí, bổ thận sinh tinh, kiện tỳ dưỡng huyết.

Từ đó, tổ yến sào có tác dụng làm sạch phổi và hệ hô hấp nói chung, tăng cường khả năng đề kháng đối với các bệnh qua đường hô hấp, tiêu đờm, kháng viêm, bồi bổ và cải thiện sức khỏe, dưỡng khí huyết.

3. Những cách bảo quản đúng nhất

3.1 Tổ yến sào còn nguyên tố

Để bảo quản các loại tổ yến sào, các bạn nên phân chia theo từng loại để có được chọn được những phương pháp đúng nhất và bảo quản được tỏ yến trong thời gian tốt nhất. Đối với các loại tổ yến sào nguyên tổ:

Người dùng nên cất giữ tại nơi khô ráo, không nên những nơi cất giữ chố quá kín, nơi ẩm ướt có thể làm hỏng cho tổ yến sào
Khi bảo quản, không nên đặt nới có ánh sáng chiếu vào như cửa kính, ánh sáng của mặt trời có thể phá vỡ những cấu trúc và những thành phần dinh dưỡng của tổ yến sào.

3.2 Tổ yến sào sau khi nhặt sạch lông

Với các sản phẩm tổ yến sào đã làm sạch trong vòng 1 tuần để chế biến và mang nhiều chất dinh dưỡng cho người dùng.

Các sản phẩm khi được làm sạch nếu không sử dụng và chế biến luôn, người dùng nên để cho ráo nước nhưng không cần làm khô nhất.

Người dùng nên đựng trong các hộp và có nắp đậy và nên cất trong tủ lạnh, ngăn mát của tủ lạnh được coi là phù hợp nhất.
Với cách này, các bạn có thể bảo quản trong vòng 1 tuần.

3.3 Tổ yến sào tươi
Tổ yến sào tươi cần được bảo quản trong tủ lạnh

Tổ yến sào tươi là loại tổ yến sào sau khi được làm sạch lông nhờ quá trình ngâm nước sẽ nở ra thành yến tươi có mùi tanh đặc trưng nhẹ nhàng mà không phải mùi tanh lòng trắng trứng.

Yến tươi phải được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, thì thời gian bảo quản được 10 – 15 ngày. Hoặc có Như vậy nếu tổ yến sào tươi hoặc đã qua chế biến thì cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp đồng thời hạn sử dụng sẽ ngắn ngày.

3.4 Bảo quản tổ yến sào sau khi đã làm sạch dùng trong nhiều tháng

Có một số khách hàng sẽ hỏi rằng, sao Yến ở trạng thái khô sẽ để được rất lâu đến tận 2 năm mà không cần bỏ tủ lạnh, sao Yến ngậm nước rồi thì không?

Điều này rất dễ hiểu, vì vi khuẩn hoạt động mạnh ở môi trường ẩm ướt. Ví dụ: Chuối sấy khô, mít khô, mực khô… các thực phẩm sấy khô luôn luôn kéo dài được thời gian bảo quản hơn khi ở nguyên trạng còn độ ẩm là điều bình thường phải không ạ ?

Để bảo quản các loại tổ yến sào đã sạch, các bạn cần bật quạt thổi cho yến thật khô, lựa chọn nhiệt độ sấy ở nhiệt độ vừa phải. Chú ý, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn làm khô tổ yến sào cho lò nướng, lò viba hoặc phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời để tránh làm mất dinh dưỡng có trong tổ yến sào.

Nếu bảo quản các loại tổ yến sào ở các loại tủ gỗ, két sắt, sau khi làm khô bọc hộp yến bằng nhiều lớp giấy báo, quấn kín bằng các loại băng dính, các bạn có thể bảo quản tổ yến sào qua nhiều năm mà không bị mất chất.

Việc bảo quản tổ yến sào yêu cầu phải đảm bảo yêu cầu giữ được chất dinh dưỡng và vị thơm ngon vốn có của tổ yến sào. Đồng thời, khi chế biến tổ yến sào lựa chọn sử dụng các loại nồi nấu chậm đa năng để chế biến tổ yến sào với các món ăn khác nhau cũng sẽ đảm bảo giữ được chất dinh dưỡng không bị mất đi.

4. Ăn tổ yến sào như thế nào cho đúng?

Tổ yến sào nên dùng đúng cách, đúng liều lượng giúp phát huy tối đa

Như đã giải thích ở trên, chúng ta biết được rằng Tổ yến sào có tính bình. Nên việc dùng nóng hay lạnh đều được và vẫn đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, tuỳ vào thực trạng cơ thể và môi trường mà chúng ta chọn cách chế biến phù hợp.

Ví dụ như với những người mới ốm dậy, người cao tuổi, thì dùng nóng sẽ phù hợp với. Và với trẻ em, phụ nữ dùng để dưỡng da thì dùng lạnh sẽ cho cảm giác thanh mát. Kích thích vị giác và ngon miệng hơn.

Việc dung Tổ yến sào nhiều trong 1 thời gian ngắn do tâm lý nôn nóng là điều thường thấy ở nhiều người. Tuy nhiên, Sâm Yến Linh Chi xin chia sẻ cho mọi người thông tin rằng, nên ăn yến cách 1 ngày 1 lần với liều lượng 3 – 5 gram/lần, không những tiết kiệm mà còn đạt được hiệu quả tối đa.

Yến Sào Đông Dương – Cửa Hàng Bán Yến Sào Uy Tín Tại Tphcm

Source URL:https://www.yensaodongduong.com/suc-khoe-doi-song/dac-tinh-cua-to-yen-sao-va-cach-bao-quan-dung-nhat.html