Bữa sáng cân bằng cho trẻ từ 6 tuổi

Khẩu phần ăn sáng cần đủ 3 nhóm chất sinh năng lượng gồm đạm, đường bột, chất béo, giúp trẻ hoạt động thể lực, học tập tốt hơn. Cơn thiếu máu não thoáng qua còn gọi đột quỵ nhẹ, thường xảy ra vài phút nên người bệnh dễ chủ quan bỏ qua.Ung thư cổ tử cung, thủy đậu, cúm, sởi – quai bị – rubella là những vắcxin quan trọng cần chích ngừa trước khi sinh con.14h ngày 22/5, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt TP HCM chia sẻ nguyên nhân gây giảm thị lực, giải pháp điều trị tật khúc xạ, lão thị.

Lợi ích của bữa sáng cân bằng cho trẻ

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, để đáp ứng nhu cầu hoạt động thể lực và trí óc cho ngày mới, bé cần có một bữa sáng cân bằng.

Khái niệm bữa sáng cân bằng được lý giải là đáp ứng nhu cầu khuyến nghị và đủ nhóm chất dinh dưỡng. Theo Thạc sĩ Trần Khánh Vân, bữa sáng cần cung cấp 30-35% năng lượng (nếu ăn 3 bữa) và 20-25% năng lượng (nếu ăn 4-5 bữa). Phụ huynh cần cho con nạp đủ 3 nhóm chất sinh năng lượng: đạm, đường bột, chất béo. Ngoài ra, nhóm vi chất dinh dưỡng không sinh năng lượng (vitamin, khoáng chất) tuy tỷ lệ chiếm rất ít nhưng vẫn cần thiết với sự phát triển của trẻ.

Thạc sĩ, bác sĩ Trần Khánh Vân, Phó trưởng khoa Vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia.

Nếu đáp ứng yêu cầu của một bữa sáng cân bằng, trẻ sẽ được cung cấp đầy đủ năng lượng cho một ngày hoạt động, bao gồm phương diện thể lực và trí óc. Trẻ sẽ tập trung, học tập tốt hơn, nâng cao hoạt động thể chất.

Bữa sáng đủ chất có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp giữ cân bằng cân nặng của cơ thể. Bởi nếu không ăn sáng thì năng lượng sẽ dồn vào bữa trưa và tối. Ăn tối sau 20h sẽ tích lũy năng lượng, làm trọng lượng cơ thể tăng lên nhanh.

Ăn sáng còn làm tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể do được cung cấp đủ năng lượng, vitamin, chất xơ, chất khoáng cần thiết. Khi hoạt động thể lực của trẻ đảm bảo thì các hệ cơ, xương cũng phát triển tốt hơn, nhất là với lứa tuổi dậy thì, các em đang phát triển chiều cao.

Bữa sáng cân bằng cho trẻ

Bác sĩ Khánh Vân chỉ ra vấn đề hiện nay ở tất cả lứa tuổi là mức năng lượng bữa sáng cung cấp đều thấp hơn khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng 5-15% (trừ nhóm trẻ 6-8 tuổi vì được cha mẹ chăm lo kỹ). Ngoài ra, bữa sáng tiêu chuẩn màBloombergdùng để tính toán chỉ số bữa sáng tại các thành phố toàn cầu (Global City Breakfast Index) gồm một cốc sữa, một quả trứng, hai lát bánh mỳ và một lát hoa quả. Tuy nhiên người Việt lại không chú trọng đến việc bổ sung sữa.

“Hầu hết bữa sáng của các em hiện nay là bún, miến, phở, xôi, cơm, bánh mì… Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa rất thấp”, bà cho biết.

Phụ huynh cần biết nhu cầu năng lượng của trẻ mỗi ngày để lựa chọn thực phẩm thích hợp. Bác sĩ Vân cho biết cách tính chỉ số sinh năng lượng là: 1g chất đạm cung cấp 4kcal, 1g chất béo cung cấp 9kcal và 1g chất bột đường cung cấp 4 kcal

3 nhóm chất sinh năng lượng có trong các thực phẩm gồm chất bột đường (các loại đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mỳ nguyên cám, ngũ cốc, trái cây…); protein (thịt, cá, đậu đỗ, sữa và các chế phẩm, trứng…); chất béo (béo no – chất béo động vật, dầu cọ, dầu dừa và không no – dầu thực vật như olive, hướng dương, đậu nành, mỡ cá, mỡ gà…).

Trong nhóm ngũ cốc, các loại yến mạch, gạo lứt và lúa mì có nhiều dưỡng chất, có thể đồng thời cung cấp đạm thiên nhiên, chất béo không bão hòa, vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng quan trọng khác. Phụ huynh cũng cần bổ sung sữa và các chế phẩm từ sữa để đảm bảo một bữa sáng cân bằng, đầy đủ dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu năng lượng mỗi ngày ở mọi lứa tuổi.

Hoài Nhơn

Nestlé vừa cho ra mắt Milo – thức uống bữa sáng cân bằng với công thức đặc chế dành riêng cho bữa sáng từ Nestlé Thụy Sĩ. Ngoài sữa, cacao, lúa mạch, sản phẩm được bổ sung thêm yến mạch, gạo lứt và lúa mì; có tỷ lệ cân bằng đạm – đường – béo; bổ sung thêm chất xơ, vitamin và khoáng chất… Sản phẩm có giá 28.000 đồng một lốc 3 hộp.