Tại sao tổ yến bị đổi màu trắng thành xanh lam khi sấy?

Nước mưa và nước giếng khoan nếu lấy dùng ngay nó sẽ chứa một hàm lượng axit nhất định. Khi các chị dùng nước này để làm sạch yến, sử dụng khuôn inox thì khi sấy tổ yến có thể sẽ chuyển sang màu xanh. Làm hỏng tổ yến.

Tại sao tổ yến bị đổi màu trắng thành xanh lam khi sấy?

Đây là một trong những câu hỏi rất hay thường gặp bởi nhiều anh chị hay tận dụng nguồn nước mưa tự nhiên và nước giếng khoan nhà mình để dùng cho mọi hoạt động rửa ráy và nấu ăn. Khi làm yến cũng thế, có nhiều chị dùng nước mưa, nước giếng khoan để rửa sạch yến và làm yến tinh chế. Nếu các chị đắp tổ yến với khuôn nhựa thì không có hiện tượng gì xảy ra. Tuy nhiên, nếu các chị đắp tổ yến với khuôn inox thì tổ yến sau khi sấy khô có thể sẽ có hiện tượng “tổ yến có màu xanh lam”. Các chị biết nguyên nhân do đâu không ạ? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hiện tượng này nhé.

Nước mưa có axit

Nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ điôxít cacbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra axít cacbonic. Các trận mưa có pH thấp hơn 5,6 thì được coi là mưa axít.
Cụ thể..
Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như :lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơ đioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,… làm cho nước mưa trở nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Khuôn Inox cấu tạo gồm những nguyên tố nào?

Nguyên tố chính quan trọng tham gia vào thành phần cấu tạo của Inox.

1. Fe – Sắt
2. C – Carbon
3. Cr – Crom
4. Ni – Niken
5. Mn – Mangan
6. Mo – Molypden

Ngoài những nguyên tố chính trên, còn có rất nhiều nguyên tố khác cũng tham gia vào thành phần cấu tạo như Si,Cu,N,Nb,S…

Các anh chị hãy chú ý đến nguyên tố Cu (đồng) có trong thành phần cấu tạo của inox nhé.

Tại sao khi dùng khuôn inox làm tổ yến rửa sạch bằng nước mưa, nước giếng khoan, sau đó sấy khô theo đúng quy trình bình thường mà tổ yến lại bị đổi màu xanh?

Mời các chị xem phương trình phản ứng hóa học sau:

Cu + 2H2SO4 → 2H2O + SO2 + CuSO4(xanh lam)

Tổ yến làm sạch bằng nước mưa, nước giếng sẽ có hiện tượng có chứa hàm lượng axit. Còn khuôn inox thì có chứa một lượng rất nhỏ nguyên tố Cu (Đồng). Khi sấy có nhiệt độ sẽ tạo điều kiện xúc tác làm cho tổ yến của chúng ta bị hiện tượng biến đổi sang màu xanh của “Đồng sunfat”. Vậy nên các chị em hãy lưu ý.

Có nhiều chị sẽ thắc mắc, sao tôi cũng dùng nước mưa, nước giếng khoan có sao đâu?

Nếu anh chị hứng nước rồi để trong lu sành một thời gian rồi mới làm thì lượng axit và tạp chất sẽ lắng xuống dưới, hấp thụ trong đất và bay hơi nên lúc này nước của chúng ta là an toàn.

Tuy nhiên, Tôi vẫn muốn khuyến cáo các chị nên dùng nước đã qua bộ lọc xử lý cho an toàn.

Giải pháp khắc phục hiện tượng này?

Xin mời đóng góp của Anh Chị bằng cách comment phía dưới bài.

Xin cảm ơn,