Tư vấn miễn phí chế độ ăn cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các bác sĩ Bệnh viện Y Dược TP HCM tư vấn miễn phí về chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tĩnh vào sáng 28/8. Viêm da, nấm, viêm nang lông, mụn cóc… là những bệnh về da thường mắc khi tập luyện tại phòng gym.Ban đầu các bác sĩ chẩn đoán Tori Geib (Mỹ) bị trầm cảm, làm việc quá sức, khi xác định ung thư vú thì đã ở giai đoạn cuối.Người bị ngưng thở khi ngủ thường có triệu chứng ngáy, giật mình thức giấc kèm ngạt thở, buồn ngủ vào ban ngày.

Một bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM. Ảnh: NP.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) với đặc điểm là sự giới hạn đường dẫn khí diễn ra dai dẳng và tiến triển, kèm theo gia tăng tình trạng viêm đường thở khi bệnh nhân hít phải các hạt hoặc khí độc hại. Người bệnh COPD thường có các triệu chứng ho, khò khè, khó thở, diễn tiến nặng dần theo thời gian. Ở giai đoạn tiến triển, bệnh nhân có thể gặp các rối loạn về dinh dưỡng như teo cơ, sụt cân, giảm khối mỡ, loãng xương, ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp, dễ dẫn đến tử vong.

Một số nghiên cứu cho thấy tình trạng sụt cân, teo cơ xảy ra ở 20% người bệnh COPD điều trị ngoại trú, trong khi tỷ lệ này ở bệnh nhân COPD suy hô hấp nặng, được chỉ định ghép phổi là 45%. Có rất nhiều nguyên nhân gây suy dinh dưỡng ở người bệnh này như chán ăn, giảm độ ngon miệng, quá trình tiêu hóa, hấp thu thức ăn kém. Giai đoạn bệnh diễn tiến nặng, nhiều người bị khó thở ngay cả khi ăn khiến việc ăn uống rất kém… Ngoài ra, do khó thở khi gắng sức khiến người hạn chế vận động càng dẫn đến teo cơ nhiều hơn.

Nhìn chung, tính chất bệnh COPD gây ra hiện tượng khó thở và giảm khả năng gắng sức, càng nghiêm trọng hơn nếu kết hợp với tình trạng suy dinh dưỡng. Hơn nữa tình trạng sụt cân còn làm giảm sức mạnh các cơ hô hấp, giảm chức năng phổi. Những người mắc COPD mà bị suy dinh dưỡng dễ vào các đợt cấp của bệnh, làm bệnh tiến triển nhanh và nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh COPD cần theo dõi cơ thể để phát hiện sớm suy dinh dưỡng và can thiệp kịp thời. Theo khuyến cáo của Hội Dinh dưỡng châu Âu năm 2013, người bệnh COPD có tình trạng sụt cân không mong muốn nhiều hơn 5% trong 3 tháng hoặc chỉ số BMI dưới 22 kg/m2 cần phải được tầm soát suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM giúp người bệnh và thân nhân hiểu đúng về bệnh lý này đồng thời có kế hoạch can thiệp dinh dưỡng kịp thời qua buổi sinh hoạt ngày 28/8. Địa điểm:Giảng đường 3A, lầu 3, khu A của bệnh viện số 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5.Đăng ký qua điện thoại: 08 39 525 189 – 39 525 190 (giờ hành chính).

Trần Ngoan