Những thực phẩm bị biến chất khi để lâu trong tủ lạnh

Chuối, mật ong, cà phê, khoai tây, bánh mì… để lâu trong tủ lạnh sẽ bị đổi mùi hoặc mềm ỉu, biến chất. Nếu sử dụng nước ô nhiễm từ kim loại nặng, nhiễm asen… người dân dễ mắc các bệnh đau mắt, dị ứng da, bệnh giun sán, tiêu chảy, thậm chí…Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội học toán tốt, không thích học tiếng Việt, luôn nhấp nhổm trong lớp, khó khăn khi dùng từ.Đề kháng da là chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ trẻ trước vi khuẩn gây bệnh; tránh nhiễm trùng tiêu hóa, bệnh lý về da…

Tủ lạnh là kho lương thực của mỗi gia đình để bảo quản thức ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả thực phẩm đều phù hợp với môi trường trong tủ lạnh. Bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội cho biết nhiều thực phẩm để quá lâu trong tủ lạnh sẽ bị biến chất, hư hỏng hoặc hình thành độc tố.

Ảnh: Grist

Chuối

Chuối xanh chỉ cần được giữ ở nhiệt độ phòng. Chuối chín có thể bảo quản trong ngăn mát để giữ được lâu hơn. Tuy nhiên khi để lâu, vỏ chuối sẽ chuyển sang màu thẫm, rất dễ bị hỏng và nát. 

Mật ong

Để duy trì giá trị dinh dưỡng tốt nhất của mật ong nên để chúng trong môi trường bình thường và giữ kín bằng lọ thủy tinh ở nhiệt độ phòng.

Cà phê

Cà phê cũng không nên để trong tủ lạnh do mùi sẽ lan sang thực phẩm khác, đồng thời mất đi mùi vị đặc trưng. Cà phê chỉ nên bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp.

Khoai tây

Khi nhiệt độ dưới 7 độ C, tinh bột trong khoai tây bắt đầu bị phá vỡ chuyển thành đường. Do đó hương vị khoai tây sẽ không còn ngon và bổ dưỡng như trước. Ngoài ra, khi lấy khoai tây từ tủ lạnh ra, khoai bị mềm nhũn và héo đi.

Bánh mì

Bánh mì thường sẽ hút không khí lạnh trong tủ nên bị ỉu và thay đổi mùi vị hoặc sẽ khô, cứng lại. Do đó, chỉ nên bảo quản bánh mì ở nhiệt độ thường, theo hạn sử dụng trên bao bì. Nên ăn bánh mì mới ra lò để có mùi vị ngon nhất và đảm bảo an toàn thực phẩm nhất.

Thùy An