Nhiều trẻ thấp còi vì thiếu vi chất

Điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy 24% trẻ thiếu máu, hơn 40% thiếu kẽm dẫn đến rối loạn tiêu hóa kéo dài, nhiễm khuẩn đường hô hấp, còi xương. Uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.Khi bị va chạm mạnh, khối cơ lưỡi ở người tụt xuống, gây nghẹt đường thở, cản trở hô hấp, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.Fucoidan hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự diệt của tế bào ung thư, góp phần ức chế khối u, tăng miễn dịch cơ thể khi hóa, xạ trị.

Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Giúp trẻ thoát nhanh tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi” vừa được Hội Nhi khoa Việt Nam tổ chức tại TP HCM vào ngày 4/7 vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh – Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam cho biết, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thấp còi ở Việt Nam chiếm khoảng 25% ở trẻ dưới 5 tuổi. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ thiếu quá nhiều vi chất. Ngoài ra, suy dinh dưỡng thấp còi còn bị ảnh hưởng từ nhiễm ký sinh trùng, dị tật bẩm sinh cũng như do thiếu kiến thức nuôi con.

Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam chia sẻ tại hội thảo. 

“Hiện nay thiếu dinh dưỡng ở trẻ em vẫn còn là một gánh nặng với xã hội. Suy dinh dưỡng nhẹ cân giảm đáng kể nhưng suy dinh dưỡng thấp còi còn nhiều và béo phì lại gia tăng. Bên cạnh đó việc thiếu vi chất cũng là mối hiểm họa tiềm tàng đối với việc đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em nước ta”, Giáo sư Nguyễn Công Khanh chia sẻ. Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào danh sách 19 nước có tình trạng thiếu vitamin A mức độ nặng với tỷ lệ 37,5% ở trẻ dưới 5 tuổi.

So với năm 2.000, tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ dưới năm tuổi tăng 6,2 lần trên phạm vi toàn quốc. Điều đáng lo ngại là xu hướng tăng ở nông thôn tuy mới xuất hiện nhưng lại có chiều hướng nhanh hơn ở thành thị. Tỷ lệ thiếu vitamin D ở trẻ em thành thị là 62,1%, còn nông thôn là 53,7%. Có đến 81,25% trẻ dưới 5 tuổi thiếu kẽm.

Giáo sư Nguyễn Công Khanh cho biết để giải quyết tình trạng này, chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2010-2020 đã đề ra tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng vitamin A huyết thanh thấp giảm xuống dưới 10% (năm 2015) và dưới 8% (2020). Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai giảm còn 28% (2015) và 23% (2020), tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn 20% (2015) và 15% (2020). Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh đạt hơn 90%, mức trung vị i-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 g/dl và tiếp tục duy trì đến năm 2020.

Tiến sĩ- Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Giảng viên Bộ Môn Nhi Đại Học Y Dược – TP HCM tư vấn cho các mẹ phương pháp giúp các bé thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi.

Còn Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn – Bộ môn Nhi Đại học Y dược TP HCM kiêm Thư ký Chi hội Tiêu hóa Nhi Việt Nam cho biết hiện tại có nhiều loại suy dinh dưỡng như cân nặng yếu (nhẹ cân), chiều cao thấp (thấp còi)… Nguyên nhân gây suy dinh dưỡng cũng đa dạng như nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, dị tật bẩm sinh, thiếu kiến thức nuôi con…

Tình trạng suy dinh dưỡng nặng và kéo dài trong giai đoạn bào thai và trước 12 tháng tuổi sẽ khiến trẻ chậm phát triển trí não. Suy dinh dưỡng nặng và kéo dài trước 3 tuổi gây ảnh hưởng đến cân nặng, chiều cao. Trong 3 chỉ số cân nặng, chiều cao, trí não thì chỉ có chỉ số cân nặng là có thể hồi phục.Các vi chất dinh dưỡng thường thiếu hụt ở trẻ em gồmsắt, vitamin A, D, canxi, i-ốt, kẽm… ảnh hưởng đến phát triển thể trạng và trí tuệ.

“Để thoát khỏi tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi, trẻ cần ăn nhiều các thực phẩm giàu năng lượng và dưỡng chất để bổ sung kịp thời các vi chất thiếu hụt, sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dễ hấp thu, dễ tiêu hóa sẽ giúp gia tăng sức đề kháng. Bên cạnh đó, không thể thiếu việc bổ sung các vi chất hỗ trợ phát triển não bộ”, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn nói.

Cũng trong hội nghị, Thạc sĩ Gernot Stadlmann – Giám đốc Kinh doanh khu vực APMEA Tập đoàn dinh dưỡng Chris Hansen Đan Mạch đã đưanhững giải pháp sử dụng vi chất dinh dưỡng mới, giúp cải thiện thể trạng, miễn dịch và hệ tiêu hóa cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi.

Các chuyên gia y tế trong và ngoài nước giải đáp các thắc mắc của các bà mẹ tham dự hội thảo.

Theo đó các nghiên cứu lâm sàng được Chris Hansen thực hiện đã chứng minh lợi khuẩn Probiotic BB12 đem lại nhiều lợi ích cho trẻ em suy dinh dưỡng. BB12 có nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiệu hóa sức khỏe miễn dịch của trẻ sơ sinh, giảm nguy cơ tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp, tăng số lượng vi khuẩn bifidobacteria trong đường tiêu hóa.

Minh Trí

Dielac Grow Plus giúp tăng cân và chiều cao, bổ sung đạm Whey giàu Alpha-Lactalbumin chứa nhiều các chất axít amin thiết yếu và chất béo chuyển hóa nhanh MCT giúp bé tăng cân tốt.

Sản phẩmbổ sung thêm 30% canxi và gấp đôi vitamin D3 hỗ trợ hấp thu canxi, giúp phát triển xương và chiều cao của trẻ.Tăng cường sức đề kháng: bổ sung sữa non Colostrum chứa rất nhiều kháng thể, các vitamin và khoáng chất thiết yếu như A, C, D, E, selen, kẽm giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ trẻ khỏe mạnh. Sự kết hợp của chất xơ hòa tan Inulin & FOS và chủng lợi khuẩn Bifidobacterium, BB12 giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh và hấp thu tốt các dưỡng chất.