Người Việt ăn quá nhiều muối ít rau quả nên dễ mắc bệnh

Kết quả điều tra quốc gia về nguy cơ bệnh không lây nhiễm công bố ngày 8/9 cho thấy hơn một nửa dân số Việt Nam ăn rau quả không đủ so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới. Viêm da, nấm, viêm nang lông, mụn cóc… là những bệnh về da thường mắc khi tập luyện tại phòng gym.Ban đầu các bác sĩ chẩn đoán Tori Geib (Mỹ) bị trầm cảm, làm việc quá sức, khi xác định ung thư vú thì đã ở giai đoạn cuối.Người bị ngưng thở khi ngủ thường có triệu chứng ngáy, giật mình thức giấc kèm ngạt thở, buồn ngủ vào ban ngày.Nên ăn sữa chua sau ăn, không ăn khi đói, không để đông đá và xem kỹ hạn sử dụng để bảo vệ sức khỏe khi ăn.

Đây là cuộc điều tra lớn nhất từ trước đến nay về bệnh không lây nhiễm, với sự tham gia của gần 4.000 người tuổi 18-69 tại 63 tỉnh thành.

Theo tiến sĩ Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị mỗi người ăn ít nhất 5 suất rau, trái cây với khoảng 400 g mỗi ngày để phòng bệnh ung thư, tim mạch và các bệnh không lây nhiễm khác. Kết quả điều tra này cho thấy hơn 57% người trưởng thành nước ta ăn thiếu rau và trái cây so với khuyến nghị. Tỷ lệ này ở nam cao hơn so với nữ giới. So với kết quả điều tra năm 2010, tỷ lệ này giảm nhưng vẫn ở mức cao.

Khẩu phần rau, trái cây trong bữa ăn người Việt chưa đáp ứng mức khuyến nghị của WHO. Ảnh minh họa: P.T.

Cũng theo kết quả điều tra, trung bình một người lớn tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gần gấp đôi so với khuyến cáo của WHO (dưới 5 g một người mỗi ngày). Ăn nhiều muối là yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, đột quỵ, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và một số bệnh tim mạch khác.

Phần lớn người được hỏi biết ăn nhiều muối ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và 70% nói chỉ ăn lượng muối vừa phải. Trong khi đó kết quả phân tích cho thấy lượng muối họ ăn gấp đôi lượng muối khuyến cáo. Điều này cho thấy người dân chưa biết rằng họ đang ăn quá nhiều muối.

Ngoài ra, gần 1/3 dân số thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO là nên hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút một tuần hoặc tương đương. Con số này giảm so với điều tra năm 2010 nhưng chỉ trong nhóm nam giới. Hoạt động thể lực do công việc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động thể lực hằng ngày, trong khi hoạt động thể thao, đi lại và giải trí tỷ trọng rất thấp.

Thiếu hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư gây tử vong, làm tăng các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư. Tăng cường hoạt động thể lực không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn phòng chống các bệnh không lây nhiễm.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng Việt Nam đang đối mặt gánh nặng kép về bệnh tật. Tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm ngày một gia tăng. Tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 73% trường hợp tử vong do tất cả nguyên nhân, đứng đầu là tim mạch, ung thư, đái tháo đường… Chi phí điều trị bệnh không lây nhiễm cao gấp 40-50 lần so với điều trị bệnh lây nhiễm do đòi hỏi kỹ thuật cao, thuốc đắt tiền, thời gian điều trị lâu, dễ biến chứng. Các bệnh không lây nhiễm gia tăng do liên quan hành vi như hút thuốc lá, thiếu hoạt động thể lực, lạm dụng rượu bịa, chế độ dinh dưỡng không hợp lý. 

WHO cho rằng bệnh không lây nhiễm là khủng hoảng nghiêm trọng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Theo tiến sĩ Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh, bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ bệnh đang gia tăng trên toàn cầu. Như nhiều quốc gia đang phát triển khác, Việt Nam đang trải qua quá trình chuyển đổi dịch tễ, gia tăng bệnh không lây nhiễm. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 160.000 trường hợp tử vong sớm giữa 30 và 70 tuổi do bệnh không lây nhiễm.

Nam Phương