Làm thế nào để cung cấp dinh dưỡng đúng và đủ cho trẻ

Mẹ cho con ăn đa dạng thực phẩm theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, chú ý bổ sung vi chất như sắt, kẽm, vitamin A qua rau quả, thịt, trứng… Nếu sử dụng nước ô nhiễm từ kim loại nặng, nhiễm asen… người dân dễ mắc các bệnh đau mắt, dị ứng da, bệnh giun sán, tiêu chảy, thậm chí…Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội học toán tốt, không thích học tiếng Việt, luôn nhấp nhổm trong lớp, khó khăn khi dùng từ.Đề kháng da là chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ trẻ trước vi khuẩn gây bệnh; tránh nhiễm trùng tiêu hóa, bệnh lý về da…

 
 
Tư vấn trực tuyến – Dinh dưỡng đúng và đủ cho trẻ

Chương trình phát trực triếp trên VnExpress với sự tham gia của bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam; MC Thanh Thảo (Hugo); bà Susan Kevork – chuyên gia dinh dưỡng cấp cao phụ trách khu vực Châu Á, Thái Bình Dương Tập toàn Nestlé.

Từ trái qua: bà Susan Kevork; bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp; MC Thanh Thảo. Ảnh: Hữu Khoa

Vi chất dinh dưỡng là những chất không sinh ra năng lượng, cần thiết đưa vào cơ thể, nếu thiếu hụt ảnh hưởng đến sự phát triển. Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, trên thế giới hiện có 2 tỷ người thiếu hụt vi chất dinh dưỡng khác nhau. 60% trẻ em dưới 6 tuổi trên thế giới thiếu hụt ít nhất là một vi chất dinh dưỡng.

Theo điều tra mới nhất của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần 70% trẻ em bị thiếu kẽm ở mức độ nhẹ và trung bình; 50% trẻ bị thiếu hụt iốt; 27,8% trẻ dưới 5 tuổi thiếu sắt. Bên cạnh đó, các em còn thiếu hụt vitamin A, nếu tính trẻ em dưới 5 tuổi thiếu vitamin là một triệu (tiền lâm sàng). Tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ở mức cao hơn trung bình của thế giới. Không chỉ những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi mà cả những trẻ béo phì vẫn có thể đối mặt với việc thiếu hụt vi chất.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp. Ảnh: Hữu Khoa

Bác sĩ Ngọc Diệp cho biết thêm, để bổ sung đủ vi chất, phụ huynh cần xem xét nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị (RDA) theo độ tuổi của con. Bé cần ăn đa dạng thực phẩm để bổ sung vi chất dinh dưỡng. Mẹ lưu ý cách chế biến, bảo quản thực phẩm để giữ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Từ nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, các chuyên gia đưa ra đĩa dinh dưỡng. Đĩa dinh dưỡng được chia làm 4 phần, trong đó, chất bột đường chiếm 1/4; 1/4 là chất đạm, 1/2 còn lại rau và trái cây. Chất bột đường nên đa dạng như gạo, nui, bánh mì, mì sợi… Chất đạm như thịt gà, thịt bò, trứng… có nhiều sắt, vitamin nhóm B… Một tuần, trẻ ở các tuổi lứa tuổi khác nhau có thể ăn 3-4 trứng. Trái cây cần bổ sung vào thực đơn như bông cải, cà rốt, ớt chua, nấm, hạt đậu. Sữa và các sản phẩm từ sữa cũng bổ sung nhiều vi chất dinh dưỡng.

Để cân đo thực phẩm dễ dàng hơn, mẹ còn có thể dựa vào quy tắc bàn tay để tính thực đơn. Chất đạm tương đương một lòng bàn tay, chất béo bằng ngón cái, rau bằng nắm tay. Ví dụ, một ngày, trẻ ăn 5 phần rau và 2 phần trái cây, một bữa 2 phần chất bột đường, không tính bữa sáng. Ví dụ với một học sinh tiểu học, một bữa ăn 2 chén cơm (2 nắm tay), sữa ít nhất 2 đơn vị sữa (2 ly sữa tương đương 200ml), có thể kết hợp ngũ cốc pha với sữa để dùng cho bữa sáng.

Quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng cho trẻ, MC Thanh Thảo cho biết, bản thân chị không quá khắt khe khi cho bé ăn vì trẻ con thường thích ăn theo sở thích. Tuy nhiên, để bé ăn đủ nhu cầu, chị có thời khóa biểu nhất định như trong một tuần ăn bao nhiêu bữa cá, rau, thịt bò, thịt heo; các món ăn dặm; thức uống từ sữa. Nhờ cách chăm sóc khoa học, hai bé nhà chị nhanh nhạy, phát triển chiều cao kịp bạn bè, không lo thiếu hụt vi chất dinh dưỡng.

MC Thanh Thảo. Ảnh: Hữu Khoa

Mẹ có thể theo dõi sự tăng trưởng của con hàng tháng dựa vào cân nặng, chiều cao, so sánh với chuẩn tăng trưởng chuẩn theo độ tuổi, theo giới; xem xét con có tăng trưởng đều đặn trong 3 tháng liền hay không. Các biểu hiện như bé không vui, cơ nhão, da không hồng hào, tóc không được bóng, hay chảy máu răng, quáng gà, đêm ngủ không yên… báo hiệu cho mẹ biết tình trạng thiếu vi chất của trẻ. Khi bé có những biểu hiện này, phụ huynh nên đưa con gặp bác sĩ để thăm khám. Các mẹ không tự bổ sung tại nhà hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng.

Bà Susan Kevork, chuyên gia dinh dưỡng cấp cao phụ trách khu vực Châu Á, Thái Bình Dương Tập toàn Nestlé cho biết, các vi chất dinh dưỡng trẻ em trên thế giới đang thiếu hụt như sắt, kẽm, iốt, vitamin A. Những nhóm vi chất dinh dưỡng quan trọng này đã được Nestlé bổ sung vào sản phẩm để cung cấp cho người tiêu dùng, nhất là cho trẻ em.

Bà Susan Kevork. Ảnh: Hữu Khoa

Nestlé hiện có 2.000 chuyên gia trên toàn cầu để nghiên cứu, bổ sung dinh dưỡng vào sản phẩm. Tập đoàn còn giới thiệu GDA (Guideline Daily Amount) là nhãn dinh dưỡng trên bao bì sản phẩm nhằm giúp người tiêu dùng biết một đơn vị sản phẩm sử dụng đáp ứng bao nhiêu % các chất trong một ngày.

VnExpress