Khi nào không được ăn yến

Những người bị cảm, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng… ăn yến càng làm cho bệnh nặng hơn. Uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.Khi bị va chạm mạnh, khối cơ lưỡi ở người tụt xuống, gây nghẹt đường thở, cản trở hô hấp, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.Fucoidan hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự diệt của tế bào ung thư, góp phần ức chế khối u, tăng miễn dịch cơ thể khi hóa, xạ trị.

Ảnh: L.A

Theo Đông y, yến sào tức tổ yến có vị ngọt, tính bình, vào các kinh phế và vị, tác dụng dưỡng âm, bổ phế, tiêu đàm, trừ ho, định suyễn. Tuy nhiên những người tỳ vị hư, cảm mạo, phong hàn, phong nhiệt, bụng đầy chướng, ăn không tiêu, đau bụng, đi ngoài, phân lỏng, cơ thể hàn lạnh hay có triệu chứng viêm ngoài da, viêm phế quản cấp, viêm nhiễm đường tiết niệu, sốt thực nhiệt… thì không nên dùng yến. Lý do, cơ thể lúc này quá trình chuyển hóa kém, ăn yến khiến bệnh càng nặng hơn.

Lương y Lê Xuân Hải, Chủ tịch Hội Đông y quận Đống Đa cho biết, tổ yến chủ yếu được dùng làm thức ăn bổ dưỡng trong các trường hợp phế khí hư, khí hư, âm hư, thường là những người suy nhược cơ thể, người hơi ngắn, miệng khô, đờm nhiệt, ho lao. Cơ thể mệt mỏi, biếng ăn, mất ngủ, khí huyết suy yếu, người nóng bứt rứt, gầy ốm, da khô nóng, tim đập nhanh, cũng có thể ăn yến. Ngoài ra, tổ yến còn giúp tăng thêm sức đề kháng và miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ da, tươi nhuận và mịn màng.

Lương y Hải khuyên người dùng nên kết hợp yến với thuốc đông y bao gồm kỷ tử, sa sâm, đẳng sâm, táo. Tùy theo thể trạng của từng người mà dùng liều lượng khác nhau, bởi ăn quá nhiều yến cũng không tốt cho cơ thể. Phụ nữ sau sinh, người bệnh sau phẫu thuật dùng tổ yến bồi bổ rất tốt.

Linh Nga