Dinh dưỡng từ cốm xanh

Tinh bột, protein, vitamin, canxi… trong cốm giúp phòng cao huyết áp, trị tim mạch, làm đẹp da. Nếu sử dụng nước ô nhiễm từ kim loại nặng, nhiễm asen… người dân dễ mắc các bệnh đau mắt, dị ứng da, bệnh giun sán, tiêu chảy, thậm chí…Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội học toán tốt, không thích học tiếng Việt, luôn nhấp nhổm trong lớp, khó khăn khi dùng từ.Đề kháng da là chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ trẻ trước vi khuẩn gây bệnh; tránh nhiễm trùng tiêu hóa, bệnh lý về da…

Cốm được làm vào mùa thu, là thời điểm hạt lúa uống đủ dưỡng chất, nhận đủ heo may, không còn non cũng không phải chín già. Những hạt lúa lúc này căng mẩy đủ độ để cho ra đời hạt cốm non, thơm ngon và bổ dưỡng.

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết, những bông lúa nếp mới qua thời kỳ ngâm sữa làm ra hạt cốm xanh rờn, dẻo thơm và chứa nhiều dinh dưỡng. Protein thực vật, tinh bột, nước, lipid, gluxit, canxi và phốt pho trong cốm giúp phòng cao huyết áp và bệnh tim mạch, hỗ trợ tăng chiều cao. Chất xơ và vitamin rất tốt cho hệ tiêu hóa, trị đầy bụng, táo bón, giảm mỡ máu, ngừa bệnh tim. Ngoài ra, chất béo và lipid làm đẹp da.

Cốm được sản xuất nhiều vào mùa thu.

Cách chọn mua cốm ngon

Theo chuyên gia, nên mua cốm vào buổi sáng vì đây là thời điểm cốm tươi mới nhất, có hương thơm tự nhiên, khi ăn không sợ cứng hoặc bị hỏng. Nên chọn cốm có màu xanh vàng nhẹ nhàng, tránh cốm xanh mướt vì có thể đã được nhuộm màu.

Mua cốm về chưa ăn ngay mà để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ẩm ướt có thể ảnh hưởng đến mùi vị của cốm, đánh mất mùi thơm vốn có.

Cốm có nhiều loại khác nhau như cốm chiên, cốm dẹt, cốm tròn… Nên ăn riêng từng loại cốm để hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.

Từ cốm xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn bổ dưỡng như tôm chiên cốm, chè cốm, bánh phu thê…

Chỉ nên mua đủ lượng ăn trong ngày, tránh để quá lâu. Nên ăn tối đa 100-200 g cốm mỗi ngày. 

Thúy Quỳnh