Dấu hiệu bạn nghiện đường

Đôi khi ăn vặt luôn mồm không có nghĩa là cơ thể đang đói mà biểu hiện cho thấy bạn đã nghiện đường. Uống quá nhiều rượu bia, chất độc không thể thoát ra mà tích tụ trong gan làm gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, ung thư gan.Khi bị va chạm mạnh, khối cơ lưỡi ở người tụt xuống, gây nghẹt đường thở, cản trở hô hấp, gây tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.Fucoidan hỗ trợ thúc đẩy quá trình tự diệt của tế bào ung thư, góp phần ức chế khối u, tăng miễn dịch cơ thể khi hóa, xạ trị.

Ảnh:newngrguardiannewscom.

Ăn quá nhiều đường gây hại đến cơ thể, thế nhưng nhiều người lại không biết mình đã nghiện đường cho đến khi những vấn đề sức khỏe xuất hiện. Hãy tham khảo các triệu chứng cho trang She Knows đưa ra dưới đây để xem liệu bạn có nghiện đường.

Không thể ngừng ăn vặt

Luôn miệng ăn vặt không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn đói bụng, mà chính là lời cảnh báo bạn đã nghiện đường. Ăn nhiều thức ăn giàu carbohydrate như bánh mì, mì, khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt, trái cây và nước trái cây khiến đường huyết tăng vọt rồi lại tụt xuống. Cơ thể cảm nhận glucose trong máu bị giảm như một tín hiệu nguy hiểm nên bạn lại càng thèm đường hơn, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn.

Nghiện cà phê

Vấn đề không nằm ở bản thân cà phê mà là những gì đi cùng nó. Các chất tạo ngọt và hỗn hợp được sử dụng trong các loại cà phê pha sẵn thường chứa nhiều carbohydrate, nhanh chóng chuyển hoá thành glucose trong máu. Nhiều người sau khi bỏ cà phê đã tìm đến những món ngọt khác. Thèm caffeine cho thấy bạn đã nghiện đường.

Ăn quá nhiều hoa quả

Hoa quả tốt cho sức khỏe, nhưng ăn quá nhiều lại không tốt bởi chúng đều chứa đường, đặc biệt nước ép trái cây có hàm lượng glycemic rất cao. Để tận dụng nguồn dưỡng chất từ hoa quả mà vẫn duy trì được lượng glucose ổn định, bạn hãy lưu ý ăn ở mức vừa phải.

Thường xuyên mệt mỏi

Mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả là điều dễ hiểu. Thế nhưng, cảm giác uể oải ngay khi vừa tỉnh dậy và kéo dài cả tuần thì không bình thường chút nào. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất có thể là nghiện đường.

Thừa cân

Tăng cân là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang hấp thụ đường không lành mạnh. Trong khi glucose cần thiết và được chuyển hóa bởi hầu hết tế bào trong cơ thể, fructose lại không cung cấp giá trị dinh dưỡng. Fructose phải được gan xử lý, nhưng nếu được nạp vào quá nhiều, fructose sẽ biến thành mỡ và dẫn đến thừa cân, béo phì.

Cần ăn tráng miệng

Nếu không thể đứng dậy mà không ăn đồ ngọt tráng miệng, bạn đã gặp vấn đề với đường. Những người nghiện đường thường không thể chịu nổi nếu không ăn đường sau bữa cơm, thậm chí trở nên tức giận hay mệt mỏi, khó chịu nếu thiếu đi món ngọt ưa thích.

Không thể từ bỏ

Bạn chắc chắn đã nghiện đường nếu không thể bỏ đồ ngọt dù đã nhiều lần tự hứa với bản thân. Một người nghiện đường đột ngột ngừng ăn đường sẽ liên tục thấy thèm, thậm chí gặp phải những triệu chứng cai. Mức độ thèm càng tăng, “cơn” nghiện của bạn càng nặng.

Để chấm dứt sự phụ thuộc vào đường, các chuyên gia khuyên bạn thử chuyển sang dùng dầu dừa. Loại dầu này sẽ cắt giảm các cơn thèm đường và giúp bạn “thoát khỏi” đồ ngọt.

Minh Nguyên