3 cách rã đông thực phẩm sai lầm nhiều người thường mắc

Rã đông ở nhiệt độ phòng, cho vào dầu nóng hay nấu trực tiếp đều khiến thực phẩm mất dinh dưỡng và sinh độc tố. Nếu sử dụng nước ô nhiễm từ kim loại nặng, nhiễm asen… người dân dễ mắc các bệnh đau mắt, dị ứng da, bệnh giun sán, tiêu chảy, thậm chí…Bé trai 8 tuổi ở Hà Nội học toán tốt, không thích học tiếng Việt, luôn nhấp nhổm trong lớp, khó khăn khi dùng từ.Đề kháng da là chức năng đặc biệt của hệ miễn dịch giúp bảo vệ trẻ trước vi khuẩn gây bệnh; tránh nhiễm trùng tiêu hóa, bệnh lý về da…

Theo bác sĩ Nguyễn Thùy Linh, Phó Khoa Dinh dưỡng, Đại học Y Hà Nội, thực phẩm đã cấp đông nếu không biết cách rã đông sẽ dễ bị ôi thiu. Lý do, tế bào thịt đã đông lạnh thành đá khi phân rã nhanh sẽ vỡ và trở thành môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, thực phẩm sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại bởi mất dinh dưỡng.

Ảnh: Food Network

Cách rã đông sai lầm

Để thực phẩm tự rã đông ở nhiệt độ phòng

Khi thực phẩm đông (đặc biệt là thịt) tiếp xúc với nhiệt độ bình thường sẽ rất dễ bị ôi thiu, vi khuẩn sinh sôi gấp nhiều lần so với trước khi rã đông. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc và tiêu chảy, nhất là đối với những người có hệ tiêu hóa kém.

Cho thực phẩm vào dầu nóng để rã đông

Ảnh: Wiki How

Cho thực phẩm chưa rã đông vào chảo dầu nóng là cách sai lầm, thiếu khoa học. Nước lạnh và dầu nóng không thể rã đông thực phẩm mà ngược lại có thể gây cháy nổ.

Nấu thực phẩm đông lạnh lâu hơn bình thường

Chuyên gia nhận định: Rã đông bằng cách nấu lâu hơn sẽ làm mất đi dinh dưỡng của thực phẩm. Thực phẩm đông cứng như thịt khi nấu trực tiếp có thể không chín. Nấu quá lâu, nấu lại nhiều lần khiến thực phẩm có thể bị quá chín, mất chất và mất vị ngon vốn có.

Cách rã đông đúng

Cá: Khi rã đông cá nên để trong tủ lạnh. Lưu ý không nên để cá quá mềm sẽ mất chất và nhạt vị. Cần bọc kín cá trong túi bóng vì thời gian rã đông cá lâu hơn so với thực phẩm khác. Nếu ngâm quá lâu, cá sẽ bị hỏng. 

Lưu ý: Khi nấu nếu cá chưa rã đông hết thì không nên tiếp tục rã.

Các loại rau: Rau đông lạnh không cần phải rã đông vì sẽ bị mềm nhũn và mất chất. Bạn có thể chế biến ngay. Tuy nhiên đừng để các loại rau quá lâu trong tủ lạnh.

Trái cây: Nên để trái cây trong ngăn mát sẽ ăn được lâu hơn. Không lấy trái cây trong tủ lạnh để ra ngoài nhiệt độ phòng quá lâu sẽ bị mềm và nhũn, ăn không ngon và không tốt cho sức khỏe.

Chế biến sau rã đông

– Thực phẩm sau khi rã đông phải chế biến ngay, tránh cấp đông trở lại.

– Có thể sử dụng lò vi sóng để rã đông ở nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra, bạn có thể cho thực phẩm vào ngăn mát tủ lạnh để rã đông từ từ.

– Cần bọc kín thực phẩm trong túi nilon để chất dinh dưỡng không bị mất đi.

– Không sử dụng nước nóng để rã đông sẽ làm hỏng thịt, thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Thùy An