Yến sào là gì? Tại sao yến sào lại tốt cho sức khỏe?

Nội dung chính

vốn là món ăn ngon, bổ dưỡng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu hết những lợi ích của nó đối với sức khỏe con người chưa? Mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé.

Yến sào là gì?

Với câu hỏi “Yến sào là gì” quả thực vốn đơn giản với những thực khách sành sỏi. Nó được biết đến không chỉ là loại thực phẩm mà còn là dược phẩm hữu hiệu làm từ tổ chim yến. Ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc hay các nước khác, yến sào được xem như một món cao lương mĩ vị. Bởi lẽ, món ăn này được làm từ nguyên liệu chính là chim yến- một trong những loài vật thuộc vào dạng đắt đỏ. Bạn có biết, một bát canh tổ chim yến có giá lên tới 60 USD ở Hong Kong đó.

Ảnh 1. Yến sào- thực phẩm thượng hạng vô cùng dinh dưỡng

Ở Việt Nam, người ta thường khai thác yến sào tại các hòn đảo Nam Trung Bộ như Khánh Hòa, Phú Yên,… Tuy nhiên, do việc khai thác yến sào trên các vách đá hiểm trở trên các đảo rất nguy hiểm nên không ít người dân đã xây dựng những căn nhà nuôi yến với tao hình hết sức tự nhiên để chim yến có thể làm tổ và khai thác.

Tại sao yến sào lại tốt cho sức khỏe?

Nói yến sào rất tốt với sức khỏe đã là điều hiển nhiên. Nhưng tốt như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Trong yến sào có nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người. Các nhà khoa học đã chứng minh cũng như khẳng định về những của yến sào – thực phẩm mang lại nhiều giá trị dịnh dưỡng với mọi đối tượng.

Xem thêm về công dụng của yến sào:

Hàm lượng acid amin và protein cao

Các thành phần dinh dưỡng trong yến sào đã được khoa học hiện đại giải mã rất rõ. Trong yến sào có hàm lượng protein rất cao, lên tới 45- 55%. Ngoài ra, còn có 18 loại acid amin khác nhau hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ, phụ nữ, giúp tăng cường sinh lực nam giới, bồi bổ sức khỏe cho người già. Aspartic acid có hàm lượng 4,69% ; proline có hàm lượng 5,27% có tác dụng giúp các tế bào cơ cũng như các mô, da được tái tạo.

Các acid amin như phenylalamine (4,5%), cystein là những acid không thể thay thế trong việc giúp tăng cường trí nhớ, tắng dẫn truyền đối với xung đột thần kinh, tăng thêm tỉ lệ hấp thụ tia UV từ ánh nắng mặt trời, tạo vitamin D nuôi dưỡng làn da…

Acid Syalic (8,6%) cùng Tyrosine có trong yến sào giúp cơ thể người hồi phục nhanh hơn khi bị tổn thương hồng cầu hay nhiễm xạ.

Glucosamine cũng giúp người bị thoái hóa khớp phục hồi sụn bao khớp.

Valine (4,12%) có tác dụng phục hồi tế bào. Loại axit amin có khả năng chữa lành tế bào cơ cũng như hình thành tế bào mới, giúp cân bằng nitơ. Thêm đó, nó giúp phân hủy đường glucozo trong cơ thể. Valine cũng giúp hỗ trợ điều hòa protein trong quá trình bạn ăn kiêng hay luyện tập thể dục thể thao.

Ảnh 2. Yến sào chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng

Có tới 31 các nguyên tố vi lượng trong yến sào rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như sự bồi bổ cho người già. Không chỉ chứa nhiều sắt va canxi, yến sào còn chứa một lượng không nhỏ đồng, brom, kẽm, mangan rất có lợi đối với trí nhớ và thần kinh. Cromo chứa trong đó giúp hỗ trợ tiêu hóa, còn se len lại giúp chống lão hóa và tia phóng xạ.

Yến sào có chứa đường galactose – loại đường không có chất béo. Ngoài ra, Threonine trong yến sào có hỗ trợ hình thành các chất giúp tái tạo cấu trúc da là Elastin và Collagen. Khi kết hợp cùng Glycine sẽ giúp ngăn ngừa các nếp nhăn, chống nổi tan nhang, mụn, nám, chống lão hóa, tăng cường khả năng kháng bệnh cho da cũng như tự phân hủy tế bào da chết. Từ đó, làn da của bạn sẽ được bảo vệ, láng mịn và căng trán sức sống.

Bên cạnh đó, đối với phụ nữ đang mang thai dùng yến sào, chất Trytophan trong đó sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, an toàn.

Trong yến sào có dưỡng chất ích lợi cho người cao tuổi

Bạn có biết, trong yến sào có không ít chất dinh dưỡng có lợi cho người cao tuổi không. Phenylalanine giúp cải thiện trí nhớ, Threonine hỗ trợ giải quyết các vấn đề về gan, Histidine có lợi với đường ruột, Leucine giúp điều chỉnh cân bằng lượng đường trong máu, Lysin giúp ngăn ngừa lão hóa cột sống đồng thời tăng khả năng hấp thụ canxi, Methionine giúp chống viêm khớp.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân bị ung thư, sau khi dùng hóa trị, xạ trị khi dùng yến sào sẽ tăng khả năng hồi phục nhanh hơn. Đối với bệnh nhân sau mổ cũng vậy.

Ảnh 3. Yến sào giúp tái tạo cấu trúc da

Yến sào có thể điều trị HIV-AIDS

Yến sào hiện nay đang được nghiên cứu để điều trị HIV-AIDS. Bởi lẽ, yến sào giúp kích thích sinh trưởng các tế bào bạch cầu sinh kháng thể.

Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm bổ dưỡng cho những người bị suy nhược cơ thể hay biếng ăn, mỏi mệt, yếu kém khí huyết. Những người sử dụng nhiều rượu bia, hút nhiều thuốc, tim đạp nanh, mất ngủ, da vàng hay gầy ốm cũng nên sử dụng yến sào. Người bình thường cũng nên bổ sung yến sào để bồi bổ dưỡng chất cơ thể.

Với đông ý, yến sào có tác dụng làm sạch phổi, tăng cường sức đề kháng với siêu vi cũng như bệnh cạnh cúm hay triệu trứng dị ứng. Loại thực phẩm tốt này thực sự cần thiết với nhiều người.

Lưu ý sử dụng yến sào để có lợi cho sức khỏe

Bạn có thể dùng tổ yến mỗi tuần. Có nhiều cách để thưởng thức món ăn hấp dẫn này. Ví dụ, bạn có thể chưng cách thủy với đường phèn. Bạn cũng nên chế biến yến sào với nhiệt độ vừa phải, không nên để sôi hơn 100 độ C, không nên nấu trực tiếp. Khi chưng với đường phèn bạn cũng không nên dùng quá nhiều đường vì lượng đường nhiều sẽ làm giảm tác dụng tích cực của yến sào.

Ảnh 4. Nên dùng yến sào đúng cách có lợi cho sức khỏe

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn không nên dùng yến sào. Ví dụ những người có huyết áp cao, hay bị đầy bụng, bị thống phong, lạnh bụng, tiêu chảy,… thì không nên dùng yến sao. Phụ nữ đang có thai 3 thang hay trẻ sơ sinh cũng không nên dùng thực phẩm này.

Xem thêm về cách chế biến yến sào:

Trên đây là những thông tin hữu ích về yến sào cũng như lí giải vì sao thực phaame này lại tốt cho sức khỏe như vậy. Nếu bạn không ở trong những trường hợp không nên dùng yến sào thì hãy nâng cao sức khỏe cùng món thực đầy dinh dưỡng này thôi nào. Chúc bạn luôn xinh đẹp và khỏe mạnh cùng yến sào.